Quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Công_giáo_tại_Việt_Nam

Quan hệ giữa Tòa thánh và chính quyền

Quan hệ Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam bắt đầu được nối lại bằng những cuộc tiếp xúc trực tiếp từ năm 1990, sau khi Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa. Năm 1994, Campuchia và Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao và vị Sứ thần tại Campuchia vẫn đảm nhận liên lạc với Việt Nam.

Ngày 5 tháng 3 năm 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong thầy giảng Anrê Phú Yên lên bậc Chân phước. Chính quyền Việt Nam không phản ứng như đợt phong trước, một biểu hiện sự ấm dần lên trong quan hệ giữa Giáo hội và chính quyền. Có ý kiến cho rằng chính quyền Việt Nam không tìm cách loại trừ mà muốn "quản lý" Giáo hội Công giáo ở Việt Nam.[59]

Tuy trong thời gian gần đây, một số người công giáo tại Việt Nam tham gia các lực lượng đối lập với chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nên bị chính quyền theo dõi hoạt động,[60] có trường hợp bị quản thúc hoặc xử tù,[61] nhưng chính quyền Việt Nam cũng cố gắng xây dựng một số động thái làm "tan băng" trong quan hệ với Tòa Thánh.

Đầu năm 2007, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Vatican, hội kiến Giáo hoàng Biển Đức XVI và Thủ tướng Vatican, Hồng y Tarcisio Bertone. Đây là vị thủ tướng đầu tiên của Việt Nam đến Vatican hội kiến Giáo hoàng, kể từ sau năm 1975.[62] Giáo hoàng Biển Đức XVI đã ra sắc lệnh tôn phong hai nhà thờ ở Việt Nam lên hàng vương cung thánh đườngPhú Nhai (ngày 12 tháng 8 năm 2008) và Sở Kiện (ngày 24 tháng 6 năm 2010). Như vậy, Việt Nam hiện có 4 Vương cung thánh đường.

Tháng 2 năm 2009, phái đoàn của Tòa Thánh do Thứ trưởng ngoại giao - Đức ông Pietro Parolin dẫn đầu - đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội, cả hai bên đã quyết định thành lập các "Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican" để thảo luận vấn đề về quan hệ ngoại giao.[63] Ngày 11 tháng 12 năm 2009, nhân chuyến công du Italia, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã có cuộc hội kiến với Giáo hoàng Biển Đức XVI và Hồng y Tarcisio Bertone.[64] Ông là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của chính phủ Việt Nam hội kiến Giáo hoàng.

Ngày 22 tháng 1 năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng - tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Vatican và có cuộc hội kiến Giáo hoàng Biển Đức XVI. Giới quan sát nhận định, đây là điều ít khi xảy ra, vì Giáo hoàng thông thường chỉ tiếp các nguyên thủ quốc gia, các thủ tướng hoặc các lãnh đạo chính trị tiếng tăm thế giới,[65] ít khi tiếp một lãnh đạo chính đảng.

Ngày 18 tháng 10 năm 2014, ông Nguyễn Tấn Dũng - thủ tướng Nước CHXHCN Việt Nam đến thăm Vatican và có cuộc hội kiến với Giáo hoàng Phanxicô.

Nhà nước can thiệp vào sinh hoạt nội bộ tôn giáo

Khi Tòa Thánh muốn bổ nhiệm một người làm giám mục, họ phải gửi danh sách ứng viên đến chính phủ Việt Nam. Chỉ khi chính phủ đồng ý thì người đó mới được công nhận là giám mục ở Việt Nam. Trong nhiều năm, các nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican đến thăm Việt Nam mỗi năm để thảo luận về hoạt động của Giáo hội Công giáo và cũng để bàn bạc với giới chức Việt Nam về việc bổ nhiệm giám mục. Mặc dù Tòa Thánh luôn nhấn mạnh rằng việc bổ nhiệm giám mục phải xin phép chính phủ vốn không phải là thông lệ của họ, nhưng họ có thể tạm thời chấp nhận trong bối cảnh quan hệ hai bên đang tiến triển.[66]

Quan điểm của giới Công giáo về các vấn đề xã hội, chính trị

Tháng 5 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đưa ra bản thông cáo "Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay".[67] Theo đó, họ cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những nguy cơ nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân và tương lai của đất nước. Định hướng kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo đã tạo ra độc quyền và lạm quyền, làm méo mó sự vận hành cần có của nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước đóng góp ít vào tăng trưởng kinh tế nhưng lại nhận nhiều đặc quyền đặc lợi, gây bất công và kìm hãm sự phát triển của khối tư nhân. Bên cạnh đó, ủy ban này còn chỉ trích Luật đất đai hiện hành của Việt Nam vừa đi ngược tự nhiên, vừa không tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Luật đất đai đó quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng do Nhà nước quản lý đã làm cho hàng triệu người cảm thấy mất đất và chẳng có quyền tự do hành xử trên "mảnh đất ông bà tổ tiên". Trên thực tế, sở hữu toàn dân không phải là phương thức quản lý đất đai tốt nhất, còn việc Nhà nước làm chủ sở hữu đã phát sinh đặc quyền, đặc lợi của chính quyền các cấp trong việc quy hoạch và thu hồi đất cho các dự án, tước mất quyền căn bản của người dân.

Đến ngày 1 tháng 3 năm 2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng chính thức gửi thư nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.[68] Qua lá thư này, họ chất vấn chính quyền Việt Nam về việc làm sao có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do sáng tạo văn học, nghệ thuật khi mà tư tưởng bị đóng khung trong một chủ thuyết là chủ nghĩa Mác-Lênintư tưởng Hồ Chí Minh. Họ đề xuất nền tảng chủ thuyết để tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc chứ không phải bất kỳ một hệ ý thức nào khác. Thư này cũng cho rằng Hiến pháp Việt Nam không nên và không thể khẳng định sự lãnh đạo mặc nhiên, không thông qua bầu cử của bất kỳ đảng phái chính trị nào. Thư góp ý đề xuất nhà nước Việt Nam thực hiện mô hình quản lý theo kiểu tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp; phân biệt rõ vai trò của đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền. Nhìn chung, thư góp ý sửa đổi Hiến pháp này được sự ủng hộ của nhiều tín hữu và giới bất đồng chính kiến.[69] Có ghi nhận rằng nhiều giáo xứ, tổ chức Công giáo trong và ngoài nước đã tổ chức lấy ý kiến ủng hộ cho thư góp ý đó.

Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc - thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam viết thư kêu gọi nêu quan điểm về tình hình Biển Đông, cụ thể là Sự kiện giàn khoan HD-981. Trong đó, ông nói rằng những thỏa ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai Đảng cộng sản (Việt Nam và Trung Quốc) thực tế đã cho thấy không mang lại lợi ích cho dân nước Việt Nam, mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy. Ông kêu gọi Chính phủ Việt Nam kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột nhưng có lập trường kiên định lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì nước để thực hiện đường lối chính sách với Trung Quốc.[70]

Các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng

Theo thống kê, vào năm 1969, Giáo hội Công giáo ở miền Nam Việt Nam đã sở hữu 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học, cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại phong cùi và 159 phòng phát thuốc.[71]

Chính quyền Việt Nam kể từ sau năm 1975 đã tiến hành việc đóng cửa nhiều nhà thờ, quốc hữu hóa nhiều cơ sở của Giáo hội Công giáo trên danh nghĩa là tiếp quản, trưng thu hoặc mượn. Việc trưng dụng đất đai của chính quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên nhân chính làm cho mối quan hệ giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo rạn nứt.[72] Ở miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, rất nhiều đất đai, tài sản của Giáo hội Công giáo cũng như các tôn giáo khác bị nhà nước trưng dụng vào những mục đích khác nhau. Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (nguyên Tổng Giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn) cho biết, sau 1975 thì chỉ riêng Giáo phận Sài Gòn bị mất, nghĩa là bị chính quyền tước quyền sử dụng, 400 cơ sở;[73] còn tòa tổng giáo phận Hà Nội nói rằng hiện có 95 cơ sở của tổng giáo phận Hà Nội nhà nước đang sử dụng.[74][75]

Việc trưng dụng đất đai của chính quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên nhân chính làm cho mối quan hệ giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo rạn nứt.[72] Ở miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, rất nhiều đất đai, tài sản của Giáo hội Công giáo cũng như các tôn giáo khác bị nhà nước trưng dụng vào những mục đích khác nhau. Điều này tạo nên những làn sóng bất bình âm ỉ trong người dân.[72]

Thời gian gần đây, việc tranh chấp đất đai và tài sản của Giáo hội là chủ đề nổi cộm trong một số vụ đụng độ giữa giáo dân Công giáo và chính quyền.[76] Ở quy mô nhỏ và đơn lẻ, một số tổ chức thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam đã viết đơn xin hoặc lên tiếng đòi chính quyền trả lại những cơ sở, đất đai mà họ đã từng sở hữu để dùng vào việc sinh hoạt tôn giáo. Một vài bất đồng đã dẫn đến tranh chấp giữa họ và chính quyền. Chính quyền cũng đã trao trả lại một phần hoặc toàn bộ của một vài cơ sở, đất đai của họ trên danh nghĩa là "cấp quyền sử dụng đất" thay vì "trao trả",[77] ví dụ như: linh địa hành hương La Vang (2008), nhưng cũng thường không giải quyết với các trường hợp khác. Chính quyền có ban hành các văn bản pháp luật có nội dung đề cập đến chính sách này như sau: "Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1/7/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất" [78] để viện dẫn như một lý do chính yếu để bác các đơn đòi lại cơ sở tôn giáo của Công giáo đã bị chiếm dụng.[79]

Tuy nhiên, cũng có ghi nhận cho thấy, chính quyền muốn cấp đất ở những nơi khác nếu Giáo hội có nhu cầu dùng, nhưng Giáo hội chỉ muốn nhận lại đất và cơ sở mà họ đã từng sở hữu.[77]

Trên bình diện chung, Hội đồng Giám mục Việt Nam - thông qua Ủy ban Công lý và Hòa bình của họ - ra một thông cáo mang tên "Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay",[67] Luật đất đai đó quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng do Nhà nước quản lý đã làm cho hàng triệu người cảm thấy mất đất và chẳng có quyền tự do hành xử trên "mảnh đất ông bà tổ tiên". Trên thực tế, sở hữu toàn dân không phải là phương thức quản lý đất đai tốt nhất, còn việc Nhà nước làm chủ sở hữu đã phát sinh đặc quyền, đặc lợi của chính quyền các cấp trong việc quy hoạch và thu hồi đất cho các dự án, tước mất quyền căn bản của người dân.[67]

Hiện nay, hầu hết các tổ chức tôn giáo thuộc Giáo hội Công giáo ở Việt Nam không được công nhận tư cách pháp nhân, ngoại trừ Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhà dòng muốn mua nhà thì không được vì không có tư cách pháp nhân. Một nhà dòng không thể đứng tên sở hữu nhà mà phải nhờ một người khác đứng tên. Hệ quả là thủ tục phức tạp, tốn kém và đối diện nguy cơ mất nhà.[80]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_giáo_tại_Việt_Nam http://195.188.87.10/vietnamese/vietnam/2010/01/10... http://indochine.uqam.ca/en/historical-dictionary/... http://indochine.uqam.ca/en/historical-dictionary/... http://indochine.uqam.ca/en/historical-dictionary/... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2012/02/1202... http://www.gio-o.com/NgoBacHenryMcAleavy.html http://hdgmvietnam.com/chi-tiet/hoi-dong-giam-muc-... http://ttntt.free.fr/archive/Roland4.html http://www.lefigaro.fr/international/2009/12/23/01... http://www.viet.rfi.fr/node/79585